Biểu đồ đường có lẽ không xa lạ với mọi người. Chúng thường xuất hiện trong các bài báo cáo, nghiên cứu khoa học hay bài tập của nhiều học sinh. Nếu đang băn khoăn chưa biết cách vẽ biểu đồ đường sao cho chính xác nhất thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.

>> Xem thêm: Cách nhận xét biểu đồ Cột, Biểu đồ đường, Tròn, Miền chính xác

Biểu đồ đường là gì?

Biểu đồ đường là một dạng biểu đồ thông dụng, mục đích để thể hiện tiến trình phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối tượng nào đó qua thời gian.

Biểu đồ đường có thể hiển thị với các điểm đánh dấu trong hình dạng của hình tròn, hình vuông hoặc hình khác.

Biểu đồ đường (line chart) là một công cụ phổ biến trong việc biểu diễn dữ liệu theo thời gian hoặc các giá trị liên tục khác. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của biểu đồ đường:

  • Biểu diễn xu hướng: Biểu đồ đường thường được sử dụng để hiển thị xu hướng thay đổi của dữ liệu theo thời gian. Ví dụ, nó có thể được sử dụng để biểu diễn sự tăng trưởng của doanh thu hàng tháng của một công ty trong suốt một năm.
  • So sánh dữ liệu: Biểu đồ đường cung cấp một cách trực quan để so sánh nhiều chuỗi dữ liệu trên cùng một đồ thị. Điều này giúp người dùng nhìn thấy mối quan hệ giữa các dữ liệu và phát hiện sự khác biệt hoặc sự tương đồng giữa chúng.
  • Dự đoán và dự báo: Dựa trên xu hướng trong biểu đồ đường, người dùng có thể dự đoán hoặc dự báo sự phát triển tương lai của dữ liệu. Điều này hữu ích trong việc đưa ra quyết định kinh doanh hoặc lập kế hoạch dựa trên xu hướng hiện tại.
  • Điều tra biến động: Biểu đồ đường cũng có thể được sử dụng để xem xét biến động và biểu diễn sự dao động của dữ liệu. Nó có thể giúp người dùng phát hiện các biến động không thường xuyên hoặc các sự kiện đặc biệt trong dữ liệu.
  • Trình bày dữ liệu: Biểu đồ đường có tính chất trực quan và hấp dẫn, là một cách hiệu quả để trình bày dữ liệu trong báo cáo, thuyết trình hoặc các tài liệu khác. Nó giúp người xem dễ dàng nhận biết và hiểu dữ liệu một cách rõ ràng.

Dấu hiệu nhận biết cần vẽ biểu đồ đường

Vì biểu đồ đường để thể hiện động thái phát triển của một đối tượng hay nhóm đối tượng nên dấu hiệu nhận biết cũng không quá phức tạp.

  • Thường xuất hiện các từ như: sự phát triển, tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng.
  • Mốc thời gian thường lớn hơn hoặc bằng 4 năm.
  • Đơn vị: xử lí số liệu về %, rất ít trường hợp vẽ số liệu thô (chưa qua xử lí).

Các loại biểu đồ bạn thường gặp bao gồm:

  • Biểu đồ có 1 hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
  • Biểu đồ có 1 hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.

Cách vẽ biểu đồ đường theo gợi ý thứ nhất

Để học cách vẽ biểu đồ đường, bạn tìm hiểu ngay các bước dưới đây nhé, đảm bảo sẽ chính xác mà còn đơn giản nữa.

Bước 1 : Phân tích, xử lí bảng số liệu & xây dựng hệ trục tọa độ

– Trước tiên, bạn dựa vào bảng số liệu và chuyển đổi từ giá trị tuyệt đối sang giá trị tương đối để thể hiện tốc độ tăng trưởng, nhịp tăng trưởng.

Công thức tính: Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm sau / Giá trị năm gốc x 100% (Năm gốc là năm được lấy làm mốc, 100%).

– Sau đó phân tích bảng số liệu đã xử lý như tìm ra số lớn nhất, số nhỏ nhất để xây dựng hệ trục toạ độ.

– Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy cho phù hợp.

– Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lí chiều cao trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành.

Bước 2: Vẽ biểu đồ đường

– Tiếp theo, bạn đánh số chuẩn trên trục tung cần phải cách đều nhau.

– Sau đó chia khoảng cách năm ở trục hoành đúng và hợp lý.

– Bạn không nên tự ý sắp xếp số liệu nếu không có yêu cầu.

– Năm đầu tiên chính là trục tung, không có khoảng cách như biểu đồ cột.

– Sau đó nối các điểm bằng các đoạn thẳng.

Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ đường

– Bạn ghi số liệu tại các điểm. Nếu mà đường quá gần thì không cần thiết.

– Sau đó viết đơn vị vào trục tung và trục hoành.

– Hoàn chỉnh bảng chú giả và tên biểu đồ là xong rồi nhé.

Cách vẽ biểu đồ đường theo gợi ý thứ hai

– Bước 1: Trước tiên, bạn kẻ hệ trục toạ độ vuông góc, trong đó trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người, sản lượng, tỉ lệ %, còn trục nằm ngang thể hiện thời gian.

– Bước 2: Bạn xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục. Chú ý tương quan độ cao trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho đảm bảo tính trực quan, thẩm mỹ.

– Bước 3: Tiếp đến căn cứ vào số liệu của đề bài, tỉ lệ đã xác định để tính toán, đánh giá dấu toạ độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi bạn đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ.

– Bước 4: Cuối cùng bạn ghi số liệu vào bản đồ, ghi tên biểu đồ.

Lưu ý:

– Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo.

– Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ, mỗi trục thể hiện 1 đơn vị.

– Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho thuộc đơn vị khác thì phải tính toán chuyển số liệu thô sang số liệu tương đối với đơn vị %.

Cách nhận xét biểu đồ đường

Sau khi đã hoàn thiện cách vẽ biểu đồ đường, giờ là lúc bạn bắt tay vào nhận xét tình hình phát triển của các đối tượng.

* Trường hợp thể hiện một đối tượng

– Trước tiên, dựa vào bảng số liệu, bạn so sánh số liệu năm đầu và năm cuối để xem chúng tăng hay giảm. Tăng hay giảm bao nhiêu? Xem đường có liên tục tăng hay không?

– Các trường hợp có thể xảy ra:

  • Nếu liên tục thì giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.
  • Nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục.
  • Đưa ra một số lời giải thích cho đối tượng với các năm.

* Trường hợp cột có hai đường trở lên

– Bạn cũng nhận xét từng đường một giống như theo trình tự số liệu ở trên.

– Tiến hành so sánh cao thấp để tìm ra mối liên hệ giữa các đường.

– Cuối cùng là kết luận và đưa ra lời giải thích.

Một số lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ đường

Để có được biểu đồ đường chính xác nhất, bạn nên chú ý một số lỗi mà người làm thường bị bỏ sót nhé:

– Thiếu số liệu trên đường, thiếu đơn vị ở trục tung và trục hoành.

– Thiếu số 0 ở gốc tọa độ.

– Có thể chia sai khoảng cách năm ở trục hoành, sai tỉ lệ ở trục tung.

– Các yếu tố phụ ngoài biểu đồ: thiếu tên biểu đồ hoặc bảng chú giải.

– Đôi khi mốc thời gian đầu tiên không gắn với trục tung. Các đường nét cong nối một đối tượng có giá trị khác nhau.

->> Tham khảo: Cách vẽ sơ đồ trong word đẹp bằng những phương pháp đơn giản nhất

Một số ví dụ về vẽ biểu đồ đường

->> Tham khảo: Cách vẽ biểu đồ cột [cách vẽ biểu đồ cột chồng] đơn giản, không sợ sai

Lời kết

Vậy là mọi người đã học được cách vẽ biểu đồ đường đơn giản, nhanh chóng và chính xác nhất. Hi vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hoàn thành mọi thứ hoàn hảo.