Tại sao hai con chó lại dính chặt vào nhau khi giao phối?

Đến mùa động dục, loài chó thường tìm đến nhau để giao phối hoặc chủ nuôi chó sẽ nhận biết các dấu hiệu trên để mang chúng đi giao phối. Sau khi giao phối, chúng thường dính vào nhau vì:

Tinh trùng ở chó đực được bơm ra đến dương vật với số lượng rất nhiều nên dương vật to căng lên. Cùng lúc đó ở chó cái có cơ co thắt âm đạo, bởi vậy nên chó không thể rút dương vật ra được ngay. Khi đó tinh trùng lại được bơm vào âm đạo của con cái từ từ cho đến hết.

Vì vậy, trong quá trình này, chó đực cần hợp tác với chó cái, sau khi cảm nhận được sự kích thích trong cơ thể của bạn khác giới, cơ thể của cả hai sẽ thay đổi, lúc này chó đực cần quay lưng lại với chó cái để hoàn chỉnh “công việc”.

Sau khi hoàn thành, hai chú chó sẽ được tách ra, vì vậy hiện tượng này không phải vì do chó cái không cho hay chó đực không muốn, mà là vì cấu tạo cơ thể, thói quen cũng như các thay đổi bên trong trong quá trình giao phối.

Tại sao chó lại có hành động giao phối khác lạ như vậy?

Chó từ xưa đến nay thường sống theo bầy đàn, chính vì vậy nên cuộc sống của chúng khá an toàn và mỗi chú chó sẽ có một nhiệm vụ riêng biệt.

Trên thực tế, các phương pháp giao phối gần giống nhau, ngoại trừ việc loài chó đã thay đổi trong quá trình tiến hóa sau này.

Nhiều học giả cũng cho rằng cách giao phối đặc biệt này cũng có thể có nguyên nhân lớn là do đột biến gen.

Chó thường phát dục 2 lần/năm theo chu kỳ 6 tháng. Nếu chú cún cưng của bạn đã phát dục một tháng trước mà vẫn có những biểu hiện trên, thì có thể đó là triệu chứng bất thường, bạn cần cảnh giác.

Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Nguồn: https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/ta.. Nguồn: https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/tai-sao-hai-con-cho-lai-quay-mat-di-hai-huong-khi-giao-phoi-la-cho-cai-khong-cho-hay-cho-duc-khong-muon-107657.html