Bạn loay hoay không biết bắt đầu vẽ hình hoạ như thế nào? Cơ bản hay nâng cao? Bài viết này sẽ rất hữu ích đấy!

Hãy bắt đầu từ bố cục, một bài hình họa đẹp thì không bao giờ xộc xệch. Tức là bạn phải sắp xếp mẫu mà bạn muốn vẽ vào giấy sao cho hài hòa về tỉ lệ hình – nền và sắp đặt các bộ phận trên cơ thể sao cho đúng vị trí. Để làm được điều đó bạn cần phải đóng khung người mẫu trong một hình tứ giác được giới hạn bởi chiều cao tổng thể và chiều ngang tổng thể. Bạn sẽ lấy đầu làm đơn vị đo, với dáng căn bản chúng ta sẽ có tỷ lệ thông thường như sau:

Chiều cao tổng thể khoảng 5 đầu 1/2 > 6 đầu – Đầu thứ 2 đến chân ngực – Điểm ngồi ~ 3 đầu 1/2 – Eo khoảng 1 đầu – Vai khoảng 1đầu 1/2 ( tỷ lệ này chỉ đúng với góc chính diện nên khi vẽ nghiêng sẽ < 1 đầu 1/2 ) – Từ đầu gối > gót chân ~ 2 đầu.

Đại khái vài tỷ lệ tối thiếu như thế bạn bắt buộc phải ghi nhớ để lấy mốc rồi từ đó tùy cơ ứng biến theo từng bài. Tiếp theo bạn cần phải xác định vị trí các chốt quan trọng nhất để từ đó nối thành các đoạn thẳng lớn khái quát dáng người một cách đơn giản nhất.

Vẽ toàn đường thẳng liệu có cứng không ?

Có chứ, nhưng so với việc có nắn một đường cong và chấm 2 điểm nối đoạn thẳng thì việc nào dễ hơn. Bạn hãy chia đường cong thành các đoạn thẳng nhỏ vì bạn mới bắt đầu nên chưa thế vẽ đường cong ngay được, muốn xây nhà thì phải làm móng đã. Hãy bắt đầu xây dựng cấu trúc của một cơ thể người theo nguyên tắc của khối hộp để phân các diện thô (diện có nghĩa là mặt của khối). Bạn cần phải kiên nhẫn vì hình họa là một bộ môn đòi hỏi tính kỷ luật

Những điều cầu lưu ý trong quá trình dựng hình ?

Dựng hình không có nghĩa là bạn chỉ dựng chu vi của mẫu mà bạn còn phải dựng được cả cấu trúc bề mặt để phân tích được bề dày của khối, cũng như bạn phải phải định được đường ranh giới giữa mảng sáng & mảng tối (mảng là vùng chi tiết khép kín). Bút chì màu đen nên bạn không thể vẽ được ánh sáng mà chỉ có thể vẽ được bóng tối mà thôi, vậy hãy vẽ vào chỗ nào tối & chừa lại giấy trắng cho các vùng sáng.

LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH :

Bạn cũng cần quan tâm đến không gian xa gần, đơn giản chỉ là hãy dựng kỹ và đậm những chi tiết gần mình, còn các chi tiết ở phía xa thì dựng nhạt và đơn giản hơn các chi tiết gần.

Bố cục và phác họa dáng tổng thể

* Bố cục: Một bài hình họa dù có đẹp đến mấy mà bị lệch bố cục thì cũng rất khó để chấp nhận, các bạn cần căn hình vẽ sao cho cách các mép giấy vừa phải. Theo tôi cách mép trên khoảng 2,5 cm > 3 cm, mép dưới 3,5cm, khoảng cách hai bên còn tùy thuộc vào dáng của mẫu mà căn chỉnh cho phù hợp sao cho tạo cảm giác thăng bằng hai bên.

* Phác họa dáng tổng thể: Các bạn cần tìm các trục, hướng đi của hình và vị trí của hình trước khi vẽ hình. Ở hình vẽ dưới đây, sau khi đã xác định các trục chính, tôi bắt đầu khái quát bằng các đường thẳng lớn bao quanh toàn bộ hình để tìm sự ra vào của hình. Tiếp theo ngắt các phân đoạn chính để tìm sự chuyển hướng của hình. Các bạn nên khái quát hình thể bằng hình học cơ bản cho dễ vẽ.

Sau khi đã có một hình phác sơ lược các bạn nằm ngang cục tẩy gạt nhẹ để làm mờ lớp hình đầu tiên tạo khung nền tảng cho lớp hình sau và bắt đầu di vào dựng cụ thể từng phân đoạn của hình, nhưng vẫn dựa trên cơ sở khối thô. Đừng vội vàng, muốn thành công các bạn cần phải thật kiên nhẫn.

Dựng khung hình chi tiết

Muốn làm tốt bước này các bạn cần có kiến thức về giải phẫu để biết được một đường nét xuất phát từ đâu, đến đâu thì kết thúc và đường nét nào nằm trên, đường nét nào nằm dưới. Khung hình không phải là một đường viền liên tục chạy vòng quanh.

Các bạn dựng theo qui luật không gian gần tỏ xa mờ, những nét gần vẽ bằng đầu bút với một áp lực nhất định tạo sự đanh_ chắc khỏe, những nét xa vẽ bằng ngòi chì nằm ngang tạo độ mờ nhòe_ trượt vào nền giấy.

Gợi cấu trúc và ánh sáng

Ở bước này các bạn cần nắm vững qui luật bắt sáng của khối tự thân và sử dụng bút chì thật khéo léo

Hoàn thiện

Nếu như các bạn đã làm tốt các bước trên thì bước này không phải là quá khó khăn. Chủ yếu là cô đọng lại mảng lớn, dìm đi những ánh sáng thừa. Muốn làm như vậy các bận phải chịu khó để bài ra xa để ngắm.

Trên đây là một vài kiến thức sơ sài về hình hoạ, chưa thể đầy đủ được vì học tập là cả một hành trình. Không thể vắn tắt trong một vài dòng mà xong, hy vọng giúp ích được phần nào cho giai đoạn chập chững nhập môn.

Bài Viết Liên Quan:

  • Học Vẽ

Tag: hình họa cơ bản và nâng cao, hướng dẫn vẽ hình họa, các bước vẽ hình họa toàn thân, khóa học vẽ hình họa