Đối với những người chăn nuôi gia cầm thì việc tìm hiểu về những loại thuốc chữa trị những loại bệnh mà gia cầm hay mắc phải là điều vô cùng quan trong. Vậy hãy cùng  Việt Anh Viavet tìm hiểu về thuốc chữa gà khò khè

Gà bị khò khè – những triệu chứng cần nắm rõ

Khò khè là căn bệnh rất phổ biến thường gặp ở Gà, nhất là vào những ngày mùa đông, khi tiết trời lạnh giá hoặc sau khi tham gia các trận đấu gà. 

Nếu không có những biện pháp điều trị  nhanh chóng kịp thời thì dẫn tới bệnh sẽ tiến triển nhanh. Chỉ trong thời gian ngắn sẽ khiến cho gà yếu mệt dần và tử vong.

Đối với Gà thịt: Bệnh này thường xảy ra khi gà được từ 4 đến 8 tuần. Gà sẽ bị tiêu chảy phân xanh trắng cùng với đó là các triệu chứng như: giảm ăn, viêm xoang mũi, chảy nước mũi, kém ăn, mắt sưng, ủ rũ…

Đối với Gà đẻ: Bệnh này sẽ thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột bất ngờ, có thể là sau khi tiêm phòng hay chuyển chuồng hoặc cắt mỏ.

Một số triệu chứng phổ biến thường gặp như: chảy nước mũi,  gầy ốm, khò khè khó thở, ăn ít,sản lượng trứng giảm, …

Xem thêm: Thuốc – Chế phẩm bổ, trợ lực, hạ sốt, tiêu viêm

Vì sao gà bị khò khè, khó thở? 

Có nhiều nguyên nhân khiến gà khò khè, khó thở. Theo nguyên tắc chung, cần theo dõi và lưu ý nguyên nhân sau để có biện pháp xử lý nhanh nhất và kịp thời:

Gà bị nhiễm bệnh giải phóng vi khuẩn vào không khí

Bởi sự di truyền của một đàn gà trong cùng một nhà. Nếu dụng cụ chăn nuôi hoặc thực phẩm nhiễm bệnh cũng là nguồn gây bệnh, bạn nên đảm bảo rằng chúng được khử trùng thường xuyên.

Di truyền từ gà mẹ

Một trong những nguyên nhân khiến gà mắc bệnh là do mầm bệnh truyền từ gà mẹ sang gà con, lúc này trứng bị nhiễm bệnh khiến gà thở dữ dội, khó thở.

Gà đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang trùng bệnh 

Nếu gà mang chủng vắc-xin mycoplasma hoặc bị nhiễm trùng kế phát, bệnh sẽ tái phát và khó điều trị hơn nếu gà bị bệnh.

Sau khi tham gia các trận đấu

Nếu phải tham gia chọi gà mà bạn không lau khô gà bằng nước ấm hay xoa bóp cho gà thì vết thương sẽ lâu lành và rất dễ bị mốc, dễ xảy ra tình trạng thở khò khè.

Gà được nuôi trong môi trường chật chội, ẩm thấp

Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng thở khò khè ở gà. Nếu ở trong môi trường quá kín hay môi trường sống quá ẩm thấp, chật chội sẽ gây ra các triệu chứng như phân xanh, phân trắng, một thời gian sau sẽ dẫn đến biến chứng như khó thở,ủ rũ , thở khò khè…

Gà bị khò khè uống thuốc gì? Chữa trị ra sao? 

Cần kiểm tra mức độ phát bệnh của gà ra sao để có biện pháp chữa trị cũng như cho chúng uống thuốc trị gà khò khè sổ mũi đúng loại, đúng liều mới có thể  trị bệnh một cách hiệu quả và triệt để được. Sau đây là những cách chữa bệnh khò khè cho gà và những loại thuốc tây trị khò khè cho gà tùy vào từng mức độ bị bệnh của chúng: 

Gà có dấu hiệu chảy nước mũi nhẹ 

Đây là dấu hiệu bị bệnh đang ở mức nhẹ ở gà, lúc này bạn thì cần cho gà uống nước gừng tươi để có thể làm ấm cơ thể cùng với đó là giúp giảm sổ mũi cũng như chảy nước mũi rất hiệu quả ở gà. 

Về liều lượng uống nước này thì bạn nên cho gà uống mỗi ngày 2 lần và kéo dài quá trình uống nước này khoảng 2-3 ngày thì triệu chứng khò khè, chảy nước mũi và khó thở ở gà sẽ hết. 

Khi gà có nhiều đờm và nặng hơn 

Lúc này tình trạng của gà đã nặng hơn rất nhiều khi tiết ra đờm. Chúng sẽ thở khó khăn hơn và có thể liên tục bỏ ăn cùng với đó không vận động mà chỉ nằm ủ rũ một chỗ. Do đó, cần tìm mua thuốc kháng sinh để chữa trị dứt điểm tình trạng khò khè này cho gà. 

Nếu như không trị ngay và để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì sẽ rất dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho gà, thậm chí nguy hiểm hơn có thể khiến gà rất dễ tử vong. Tùy vào từng giai đoạn bạn cần cho chúng uống thuốc tây trị khò khè cho gà để chữa trị hiệu quả hơn: 

Giai đoạn 1: Sử dụng thuốc Ery

Thuốc Ery là một trong những thuốc trị khò khè cho gà mà bạn cần biết. Bạn nên mua thuốc này cho gà uống 2-3 ngày. Trong 2 ngày đầu, bạn nên cho uống 1 viên mỗi ngày, chia làm 2 lần (sáng nửa viên, chiều nửa viên). Nếu gà con không bớt khó thở và thở còn khò khè thì nên chuyển gà con nên sang Giai đoạn 2 ngay lập tức.

Giai đoạn 2: Sử dụng Hen đỏ của Thái Lan

Đây cũng là thuốc đặc trị khò khè cho gà , có nhiều đờm, khó thở rất hiệu quả. Loại thuốc này được đánh giá là có hiệu quả cao trong điều trị bệnh trên gà trong thời gian ngắn. Chú ý chỉ dùng thuốc này nếu gà thở khò khè có đờm rất nhiều, nặng và dai dẳng.

Một số cách chữa và thuốc chữa gà khò khè dân gian hay

Bài thuốc dân gian trị khò khè cho gà đã được áp dụng từ bao đời nay và đã được chứng minh hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

Dùng gừng cho gà uống: Người nuôi thêm vài nhánh gừng giã nhỏ vào nước uống của gà. Áp dụng công thức này vào buổi sáng và buổi trưa trong 2-3 ngày thì sẽ thấy được tình trạng khò khè ở gà sẽ thuyên giảm.

Dùng tỏi cho gà: Ngâm 100g tỏi trong 10 lít nước trong 30 phút. Tiếp theo, chuẩn bị nước cho gà uống đồng thời trộn tỏi với hỗn hợp thức ăn cho gà. Sau 3-4 ngày sử dụng, tình trạng của gà sẽ được cải thiện rõ rệt.

Sử dụng lá trầu không: Người chăn nuôi giã nát lá trầu không với một chút muối, chắt lấy nước cốt pha với nước cho gà uống. 

Áp dụng vào những buổi sáng và buổi chiều cho đến khi thấy các dấu hiệu thuyên giảm và chữa lành hoàn toàn.

Các phương pháp điều trị truyền thống chỉ nên áp dụng cho gà cảnh và gà chọi nuôi số với lượng ít.

Ngoài ra, nông dân nên sử dụng các phương pháp này ngay cả khi các triệu chứng phát triển ở gà chỉ đơn giản là thở khò khè và không có triệu chứng nào khác.

Cần phải phòng bệnh gà bị khò khè ra sao là cần thiết? 

Đừng để những triệu chứng trở nên quá nặng thì bạn mới đưa gà đi chữa trị hoặc cho chúng uống thuốc đặc trị hen khẹc ở gà. 

Hãy phòng bệnh ở gà ngay bằng những việc làm thường ngày vô cùng đơn giản để đàn gà luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt, đạt năng suất cao.

Người nuôi nên thường xuyên che chắn và thắp thêm bóng điện ở chuồng gà vào những ngày thời tiết thay đổi để chúng luôn được giữ ấm khi trời trở gió hay thời tiết lạnh.

Sau khi gà đi đá hoặc chiến đấu về thì người nuôi hãy lấy đờm dãi, phần máu bị tụ trong họng và lau miệng cho gà thật sạch sẽ, kèm theo đó là om bóp cho chúng và bổ sung thức ăn đầy đủ dinh dưỡng  để chúng lấy sức trở lại. 

Luôn quan sát thật kỹ những biểu hiện bất thường của gà chọi để có thể sớm nhận biết những dấu hiệu thất thường của bệnh sớm. Từ đó người đó sẽ có những cách chữa trị kịp thời và đạt hiệu quả hơn cả. 

Gà bị khò khè không quá nghiêm trọng nếu như trong quá trình chăn nuôi người nuôi chú ý và chăm sóc chúng một cách  cẩn thận, chữa trị kịp thời và  đúng cách tùy vào mức độ bệnh của chúng.

Xem thêm:Thuốc thú y trị tiêu chảy hiệu quả cho vật nuôi!

Trên đây là những thông tin mà vietanhviavet muốn mang đến cho bạn đọc với hi vọng có thể giúp người đọc có thêm những kiến thức sử dụng thuốc chữa gà khò khè. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH

  • Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Liên Phương, Xã Liên Phương, Huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 024 3376 5468 – 024 3376 5466
  • Email: contact@khoayduoc.edu.vn – vietanhviavet@gmail.com

CHI NHÁNH MIỀN NAM

  • Địa chỉ: Số 12, Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam