CƠ SỞ TẠO HÌNH, NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC - Trung tâm dạy vẽ TP HCM

Kiến thức về CƠ SỞ TẠO HÌNH, nguyên lý thị giác là cơ sở để đặt nền móng để phát triển khả năng tư duy nghệ thuật. Chúng ta cùng tham khảo quyển sách Cơ sở Tạo Hình của tác giả Lê Huy Văn và Trần Từ Thành.

Vấn đề cơ bản của Nguyên lý thị giác.

Các vấn đề cơ bản của Nguyên lý thị giác gắn bó mật thiết với bất kỳ một bố cục nào; dù cho nó là bố cục của một bức tranh tạo hình hay tạo hình của một sản phẩm ứng dụng. Vấn đề cần giải quyết là làm bắt mắt người xem.

Nguyên lý thị giác của cơ sở tạo hình sẽ không bao giờ lỗi thời vì nó luôn bám vào các quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có những biến thiên, thay đổi để phù hợp với thị hiếu của xã hội. Đối với bất kỳ một trang trí hay bố cục nào người ta đều cần đến những nguyên lý cơ bản của trật tự thị giác. Tuy nhiên, bất kỳ bố cục nào cũng là sự tổng hợp của một hay nhiều vấn đề đan xen tương hỗ cho nhau.

Cơ sở tạo hình- Nguyên lí thị giác

Cơ sở tạo hình- Nguyên lí thị giác

Hình và nền.

Trước một điểm nhấn, con mắt ta sẽ phản ứng ra sao? Điểm nhấn đó sẽ không nổi lên nếu đằng sau nó không có một cái nền. Như vậy, khi chúng ta bắt gặp một hình thể thì sẽ xuất hiện ngay một mối quan hệ đầu tiên. Mối quan hệ Hình và nền.

Khi chi ở dạng đen trắng; ta có thể thử tự vẽ theo cảm tính các chấm tròn với độ to nhỏ khác nhau để hiểu được sự tương phản của hình và nền; tương phản giữa hình này với hình kia…

Cân giác.

cân giác

CÂN GIÁC

Có nghĩa là khi quan sát diện tích một mặt phẳng; ta nên đặt các hình thể này ở đâu và như thế nào; đồng thời tương quan của chúng như thế nào là vừa.

Với một hình tròn và một hình vuông thì tâm của nó luôn là điểm tụ mạnh nhất; tập trung nhất. Và trong các hình có trục đứng; ví dụ như hình chữ nhật; ta hay đặt các hình thể nặng; hình thể lớn nằm ở phía trên của trường nhìn. Bởi đặt như vậy sẽ tạo được cảm giác bất ngờ, thu hút. Tương tự với các đường xiên; các hình ở phần đường xiên bên phải sẽ cho ta cảm giác nặng hơn ở phần đường xiên bên trái.

Như vậy, vị trí của một hình thể sẽ cho ta giá trị khác nhau khi ta đặt chúng ở các vị trí khác nhau.

Nhìn chung ta cần đạt được cân bằng của thị giác.

Nút 1

Sắp xếp chính phụ của hai hình thể bằng nhau.

chính phụ và cân bằng thị giác bằng sắc độ

chính phụ và cân bằng thị giác bằng sắc độ

Chúng ta cùng thử nghiệm bố trí hai hình tròn bằng nhau trên cùng một mặt phẳng. Lúc đó, mắt ta sẽ đảo qua đảo lại; không còn đứng yên một chỗ. Nguyên nhân là mắt ta không biết điểm dừng ở đâu; hai hình tròn đều có sự nổi bật như nhau. Các giải pháp để điều chỉnh sự hỗn loạn thị giác:

  • Sự bất ổn định trong thị giác sẽ được giải quyết khi ta đưa gần hai hình tròn lại với nhau. Mắt ta sẽ dễ nhìn hơn.
  • Giải pháp khác là ta làm cho một hình tròn này to hơn hình tròn kia. Hình to hơn sẽ có cảm giác quan trọng và nặng hơn.
  • Thêm hình tròn thứ ba; lúc này vị trí ba hình tròn tạo thành một vùng tam giác. Mắt ta nhìn thấy ba điểm của một hình tam giác và nhờ đó mà cảm thấy ổn định hơn.

Độ nhấn trong sắc độ.

Độ nhấn trong sắc độ (đậm, nhạt, sáng, tối) có liên quan chặt chẽ với tương quan Hình – Nền, Chính – Phụ. Tùy vào mỗi bố cục mà ta có sự điều chỉnh để làm nổi bật yếu tố chính.

Các định luật thị giác.

Giới thiệu đến các bạn một sơ đồ khung về những vấn đề cối lõi của trường nhìn.

các định luật thị giác

các định luật thị giác

Định luật về sự gần.

Các hình ở gần nhau sẽ tạo thành từng khối. Ví dụ: các thanh ở gần nhau sẽ tạo thành 3 cặp trong 6 thanh đứng.

định luật về sự gần

định luật về sự gần

Định luật của sự đồng đều.

Gần nhau sẽ tạo mối liên hệ; nhưng khi các hình gần nhau về khoảng cách nhưng khác nhau về hình thể thì những hình nào giống nhau; đều nhau thì nổi bật hơn.

định luật về sự đồng đều

định luật vè sự dồng đều

Định luật hẹp và rộng.

Định luật của sự khép kín.

Định luật của kinh nghiệm.

cơ sở tạo hình và nguyên lí thị giác

cơ sở tạo hình và nguyên lí thị giác

Định luật của sự nhấn

Định luật của sự chuyển đổi.

Định luật của cân đối.

Các hình có chuyển động song song hay có sự tương đồng sẽ tạo nên tính chất tương đối của bố cục.

Định luật của tương phản.

Tương phản có thể phân biệt được qua sự đối lập của hình dáng và màu sắc. Định luật của tương phản đồng thời cũng là định luật của sự tương quan.

Đây chính là một trong những yếu tố để phân biệt Hình và nền, Chính và phụ. Các mâu thuẫn càng mạnh; sự tương phản càng lớn thì càng làm cho hình tượng nghệ thuạt của ta sinh động.

minh họa các định luật

minh họa các định luật

CÁC BẠN CÙNG THAM KHẢO THÊM SÁCH CƠ SỞ TẠO HÌNH ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT.

ví dụ về bố cục đường diềm

ví dụ về bố cục đường diềm

Nút 2Các bước vẽ chân dung cơ bản trong mỹ thuật 1

Bài viết liên quan:

  • MÁCH BẠN PHƯƠNG PHÁP HỌC VẼ TRANH CƠ BẢNhttps://khoayduoc.edu.vn/cac-phuong-phap-ve-tranh-don-gian/
  • KHÓA HỌC VẼ TRANH SƠN DẦU

    Tag: bài tập nguyên lý thị giác, nguyên lý thị giác toàn tập, giáo trình nguyên lý thị giác, tài liệu nguyên lý thị giác, nguyên lý thị giác trong thiết kế đồ họa, nguyên lý design thị giác download, bài tập cơ sở tạo hình, nguyên lý design thị giác pdf