Dân Số Mỹ Năm 2050 Sẽ Lên 433 Triệu, Tới 80% Là Di Dân

Admin
Một bản phúc trình mới cho thấy rằng Hoa Kỹ sẽ cần 1.6 ngàn tỉ đô để sửa chữa những thiệt hại đối với hạ tầng cơ sở từ việc nhập cư ào ạt của các di dân

dân số mỹ Năm 2050 sẽ lên 433 Triệu, Tới 80% là Di Dân

Một bản phúc trình mới cho thấy rằng Hoa Kỹ sẽ cần 1.6 ngàn tỉ đô để sửa chữa những thiệt hại đối với hạ tầng cơ sở từ việc nhập cư ào ạt của các di dân.
Trong phúc trình có đề tựa của ông, "Khủng Hoảng Song Sinh: Di Dân và Cơ Sở Hạ Tầng," nhà nghiên cứu nổi tiếng Edwin S. Rubenstein thực hiện khảo sát 15 loại cơ sở hạ tầng: phi trường, an ninh biên giới, cầu cống, đập nước và đê điều, điện lực (đường giây điện), phế liệu độc hại, bệnh viện, chuyên chở công cộng, công viên và khu giải trí, hải cảng và đường hàng hải, trường công lập, đường rầy xe lửa, đường sá và xa lộ, đồ phế thải cứng và rác, và nước và hệ thống cống rãnh.
Rubenstein, nhà phân tích tài chánh và cựu chủ nhiệm phân phối của báo Forbes và chủ bút kinh tế của báo National Review, cho rằng Hoa Kỳ đang đối diện một khủng  hoảng - với di dân chịu trách nhiệm ít nhất 80% việc chi tiêu cần để mở rộng hạ tầng cơ sở Mỹ trước giữa thế kỷ này.
Ông Rubenstein đã giải thích trong một tuyên bố rằng, "Nếu khủng hoảng cơ sở hạ tầng có thể giải quyết bằng việc chi tiêu tiền bạc thì không còn có khủng hoảng. Kể từ năm 1987, số tiền chi tiêu cho cơ sở hạ tầng vận chuyển đã tăng 2.1% mỗi năm trên mức lạm phát. Ở mức 233 tỉ đô (trị giá đô la năm 2004), cơ sở hạ tầng là một trong những bộ phận chi tiêu lớn nhất của chính quyền. Cơ sở hạ tầng của chúng ta đang "đổ nát" vì dân số gia tăng đã phủ lấp tổng số tiền lớn lao để phát triển."
Trong khi chính sách di dân đã được tranh luận nhiều năm, Rubenstein viết rằng tác động của nó trên cơ sở hạ tầng không được bàn thảo.
Trường học công cộng:
Di dân chiếm 21% số lượng học sinh trong các trường tại Hoa Kỳ. Phúc trình nói rằng, "Tại tiểu bang California, 47% số lượng học sinh gồm nhiều di dân hay các con em của những người di dân. Một số trường học tại Los Angeles số lượng học sinh quá đông làm họ mất nhiều thời gian đi từ lớp này sang lớp khác để cho học sinh thời gian di chuyển trong các hành lang. Chương trình xây cất trường học tại Los Angeles thì rất lớn màphải gọi đến các Kỹ sư của Thủy Quân Lục Chiến để quản lý."
Theo Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ, 18% trường học được coi như là quá đông học sinh, và 37% dùng các nhà tiền chế và các cấu trúc tiện lợi để đáp ứng với số học sinh gia tăng.
Bệnh Viện:

Rubenstein cho biết một sự tăng vọt của việc xây cất gần đây trong số những bệnh viện trên toàn quốc. Nhiều tới 60% các bệnh viện Mỹ đang xây cất hoặc có kế hoạch xây cất cơ sở mới. Ông ta viết: "Nhưng chúng ta có hệ thống bệnh viện 2 tầng lớp trong các Bệnh Viện Hoa Kỳ tại những khu vực nghèo - các bệnh viện đó phục vụ ưu tiên cho những người di dân không có bảo hiểm và các bệnh nhân nhận Medicaid - không đủ tiền trả bệnh viện."  "Những phí tổn không được bồi hoàn đang giết chết ho (các bệnh viện). Tại tiểu bang California, 60 phân bộ cấp cứu (EDs) đã đóng cửa để tránh chi phí không bồi hoàn của số lớn các trường hợp người bệnh không hợp lệ." Những di dân không hợp pháp sử dụng phòng cấp cứu nhiều gấp đôi các công dân Mỹ, và việc cung ứng chăm sóc không bồi hoàn đã không còn tại nhiều phòng cấp cứu.
Trong năm 2006, hơn 46% di dân không hợp lệ đã không có bảo hiểm sức khỏe. Mặc dù các di dân bất hợp pháp không đủ tiêu chuẩn để xin Medicaid, họ nhận được Medicaid Cấp Cứu và những đứa con họ thì hưởng trọn các lợi ích mà di dân hợp pháp có được.
Bởi vì các bệnh viện bị ép buộc phải chăm sóc cho những bệnh nhân có Medicaid, chương trình của chính quyền không bao giờ trả hết các phí tổn phục vụ. Điều đó làm cho các bệnh viện mất đi 11.3 tỉ đô trong năm 2006, Rubenstein đã viết trong phúc trình như vậy.
Nước và điện:
Vì những di dân, nhu cầu nước vượt quá khả năng Kế Hoạch Nước của Tiểu Bang California. Bây giờ Thống đốc Arnold Schwarzenegger đưa đề án xây dựng hồ chứa nước trị giá 6 tỉ đô.
Điện lực được phỏng đoán cần thêm 142 tỉ đô để giữ khả năng hoạt động ở các mức độ được đề nghị trước năm 2050 vì việc tăng dân số.
Chi phí an ninh biên giới:
Chi phí an ninh các biên giới toàn quốc được dự đoán sẽ tăng 20.6% trong năm tài khóa 2009. Chi phí này gồm kiểm tra biên giới, quan sát bằng điện, hàng rào biên giới và các nhu cầu an ninh khác. Tổng thống Bush đã cấp 44.3 tỉ đô cho Bộ Nội An - 4.5% gia tăng từ ngân sách năm ngoái ở mức 43.4 tỉ đô.
Gánh nặng tài chánh:
Trong bản nghiên cứu, Rubenstein cho thấy rằng trung bình một gia đình di dân tạo ra một món nợ $3,408 tính luôn các lợi tức liên bang và thuế má. Ở tiểu bang và địa phương, số tiền nợ cho mỗi gia đình di dân là $4,398.
"Hiện nay có khoảng 36 triệu di dân sống trong khoảng 9 triệu gia đình, như vậy tổng số nợ cung cấp cho di dân lên tới 70.3 tỉ đô. Những người di dân có thể tiêu sạch ngân quỹ để xây dựng cơ sở hạ tầng ở mức 70 tỉ đô mỗi năm," ông Rubenstein đã viết.
Rubenstein nêu ra số lượng từ Văn Phòng Thống Kê Dân Số Mỹ, dự kiến rằng dân số Hoa Kỳ sẽ đạt tới 433 triệu người vào năm 2050 - tăng 44%, hay 135 triệu người, từ số lượng hiện thời. 82% số dân tăng này sẽ trực tiếp cung cấp từ số di dân mới và những đứa trẻ sinh ở Mỹ.