Củng cố kiến thức

Admin
Luyện thi THPT quốc gia, luyện thi lớp 10, luyện giải bài tập, rèn luyện kỹ năng - phương pháp học tập

23. Giao thoa ánh sáng

I. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng truyền sai lệch với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.

Mỗi ánh sáng đơn sắc có bước sóng hoặc tần số trong chân không hoàn toàn xác định.

II. Hiện tượng giao thoa ánh sáng

Thí nghiệm Y-âng chứng tỏ rằng hai chùm ánh sáng cũng có thể giao thoa được với nhau, nghĩa là ánh sáng có tính chất sóng.

Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát ra hai sóng ánh sáng có cùng bước sóng và hiệu số pha dao động giữa hai nguồn không thay đổi theo thời gian.

 

Sơ đồ rút gọn của thí nghiệm Y-âng

Công thức xác định vị trí vân sáng:

${x_k} = k\frac{{\lambda D}}{a}\ $ (k=0, ±1, ±2, …)

Công thức tính khoảng vân i:

$i = \frac{{\lambda D}}{a}$

(λ: bước sóng; a=F1F2 là khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp, D=OI là khoảng cách từ hai nguồn kết hợp đến màn quan sát).

III. Bước sóng ánh sáng và màu sắc

1. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng trong chân không xác định.

2. Các ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ 380 nm (ứng với màu tím trên quang phổ) đến chừng 760 nm (ứng với màu đỏ) mới gây ra cảm giác sáng là các ánh sáng nhìn thấy được (khả kiến).

3. Ánh sáng trắng của Mặt Trời là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 0 đến ∞. Nhưng chỉ các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm là giúp được cho mắt nhìn mọi vật và phân biệt màu sắc.

4. Bảng bước sóng của ánh sáng nhìn thấy trong chân không: