Tìm hiểu thông tin về kĩ sư kết cấu chi tiết nhất

Admin
Mong rằng những chia sẻ trên đây của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí kỹ sư kết cấu. Từ đó, bạn sẽ có định hướng tốt nhất để nhanh chóng trở thành một kỹ sư giỏi. Chúc bạn thành công!

Kỹ sư kết cấu là vị trí giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự chính xác của quá trình thi công. Sau đây Ms Uptalent sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu một số thông tin thú vị về công việc, kỹ năng, mức lương và yêu cầu của vị trí này. Các bạn hãy cùng theo dõi nếu muốn theo đuổi công việc kỹ sư kết cấu trong tương lai nhé!

MỤC LỤC:
1- Kỹ sư kết cấu là gì?
2- Công việc của kỹ sư kết cấu
3- Kỹ năng cần có ở kỹ sư kết cấu
4- Mức lương của kỹ sư kết cấu
5- Yêu cầu đối với kỹ sư kết cấu

Tuyển dụng nhân sự cấp cao


>>>> Tìm việc làm Xây Dựng tại HRchannels.com

1- Kỹ sư kết cấu là gì? 

Kỹ sư kết cấu là người chuyên làm công việc thiết kế kết cấu cho các công trình xây dựng hoặc máy móc, phần mềm,… Cụ thể, họ sẽ phải lập ra được các bản vẽ và nguyên lý của công trình xây dựng, máy móc hay phần mềm ứng dụng.

Từ bản vẽ của kỹ sư thiết kế, các kỹ sư kết cấu sẽ lập ra bản vẽ chi tiết để phục vụ cho việc thi công, thực hiện dự án. Những bản vẽ chi tiết này cần thể hiện cụ thể từng bộ phận của một công trình, dự án và tương ứng với từng gói thầu nhất định.

Bên cạnh bản vẽ chi tiết, kỹ sư kết cấu còn phải tạo ra các tài liệu khác như sơ đồ, bảng biểu và lưu đồ. Qua đó, các bộ phận khác có thể tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh nhất.

Các kỹ sư kết cấu cũng có trách nhiệm đảm bảo chất lượng công trình hoàn thành tốt nhất. Đồng thời, các kết cấu phải được thiết kế với độ hoàn hảo tối ưu, ổn định và có sự liên kết bền chặt với nhau.

Để có thể thực hiện công việc của mình, các kỹ sư kết cấu thường sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Revit, Bim,…

2- Công việc của kỹ sư kết cấu 

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà kỹ sư kết cấu sẽ đảm nhận những công việc rất khác nhau. Dưới đây là những công việc phổ biến của một kỹ sư kết cấu trong ngành xây dựng:

2.1- Đánh giá chi phí xây dựng công trình

Tuỳ thuộc vào quy mô của từng công trình mà chi phí xây dựng sẽ thay đổi. Trong khi đó, tìm kiếm giải pháp làm giảm chi phí xây dựng luôn là điều chủ đầu tư quan tâm. 

Những việc làm hấp dẫn

Vì vậy, kỹ sư kết cấu cần lên kế hoạch hợp lý để có thể tối ưu hoá chi phí xây dựng. Nói cách khác, họ cần phải làm sao vừa tiết kiệm ngân sách vừa đảm bảo chất lượng công trình.

Kỹ sư kết cấu

2.2- Đưa ra các giải pháp kết cấu phù hợp

Kỹ sư kết cấu cần tìm ra các giải pháp thi công phù hợp để tạo ra những sản phẩm chất lượng và bền vững nhất. Điều này rất quan trọng vì công nhân thi công sẽ làm việc dựa theo giải pháp họ đưa ra. Đồng thời, việc tư vấn và đưa ra giải pháp này còn mang lại nhiều lợi thế cho kỹ sư kết cấu.

2.3- Đảm bảo vấn đề an toàn cho công trình

Mỗi công trình xây dựng đều được tạo ra với mục đích, nhu cầu sử dụng nhất định. Do đó, vấn đề an toàn của công trình luôn được ưu tiên xem xét. 

Nhiệm vụ của người kỹ sư kết cấu là phải thiết kế nên những công trình thực sự vững chắc, có khả năng chịu lực tốt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đây là nhiệm vụ yêu cầu phải có chuyên môn kỹ thuật cao cũng như đạo đức nghề nghiệp của người kỹ sư.

2.4- Triển khai bản vẽ kết cấu

Từ những ý tưởng thiết kế được thiết lập ban đầu, kỹ sư kết cấu sẽ thể hiện thành bản vẽ kết cấu chi tiết giúp mọi người có thể hình dung được rõ ràng. Đồng thời, các kỹ sư công trình sẽ dựa trên bản vẽ kết cấu này để thực hiện đúng ý tưởng của kỹ sư thiết kế.

2.5- Đảm bảo công trình được xây dựng hiệu quả

Kỹ sư thiết kế cũng cần quan tâm đến việc thiết lập kế hoạch xây dựng cho từng công trình. Điều này đảm việc thi công diễn ra đúng tiến độ, an toàn và đảm bảo tốt nhất các yêu cầu về chất lượng.

Kỹ sư kết cấu là ai
>>>>Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật về nghề nghiệp Kỹ sư xây dựng - HRchannels

3- Kỹ năng cần có ở kỹ sư kết cấu 

Một kỹ sư kết cấu thành công thường sở hữu các kỹ năng quan trọng sau đây:

3.1- Kỹ năng giao tiếp

Các kỹ sư kết cấu không thể làm việc một mình. Họ sẽ luôn phải phối hợp cùng các kỹ sư khác và những bộ phận có liên quan trong việc triển khai và thực hiện kết cấu hiệu quả cho công trình.

Với kỹ năng giao tiếp thành thạo, kỹ sư kết cấu có thể truyền tải thông tin, giải thích các vấn đề chuyên môn dễ dàng hơn. Nhất là không phải ai tham gia vào việc thi công dự án cũng hiểu rõ các vấn đề về kỹ thuật. Vì vậy, kỹ sư kết cấu càng phải giải thích mọi việc sao cho dễ hiểu và thuyết phục nhất để công trình có thể thi công một cách thuận lợi.

3.2- Kỹ năng làm việc nhóm

Như đã nói, kỹ sư kết cấu không chỉ làm việc một mình. Để hoàn thành một công trình kiến trúc, họ luôn phải làm việc cùng một tập thể. Đặc biệt, tập thể đó còn phải có sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng trong công việc.

Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm trở thành yếu tố mà bất cứ kỹ sư kết cấu nào cũng phải thành thạo. Nếu bạn muốn thành công với nghề kỹ sư kết cấu, hãy rèn luyện khả năng làm việc nhóm thật tốt để có thể phối hợp hiệu quả với những người khác.

3.3- Kỹ năng phân tích

Để tạo ra các bản vẽ kết cấu, các kỹ sư sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức. Họ sẽ phải phân tích kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến kiến trúc công trình, sau đó tìm kiếm giải pháp và thể hiện thành những hình ảnh cụ thể.

Do đó, không khó hiểu khi khả năng phân tích lại là kỹ năng cần thiết của những kỹ sư kết cấu thành công. Nếu bạn cũng yêu thích công việc này thì hãy chủ động rèn luyện từ sớm để tạo ra những công trình vững chắc nhất và thuận lợi phát triển sự nghiệp.

3.4- Kỹ năng giải quyết vấn đề

Công việc của kỹ sư kết cấu khá nhiều và phức tạp. Trong quá trình làm việc còn khó tránh được những sai sót hoặc phát sinh các sự cố bất ngờ. 

Vì vậy, bạn cần thành thạo kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Có như vậy, công trình mới không bị chậm tiến độ hay chịu ảnh hưởng về mặt chất lượng.

Kỹ năng kỹ sư kết cấu

3.5- Kỹ năng sắp xếp công việc

Khối lượng công việc của kỹ sư kết cấu tương đối lớn. Bạn sẽ phải thực hiện nhiều công việc khác nhau, từ thiết kế kết cấu cho đến triển khai bản vẽ. 

Thêm vào đó, quá trình thực hiện công việc còn bao gồm nhiều chi tiết, công đoạn. Nếu bạn không giỏi sắp xếp công việc sẽ khiến mọi thứ trở nên khó kiểm soát và bạn cũng không thể hoàn thành mọi việc được giao một cách hiệu quả.

3.6- Chịu được áp lực

Kỹ sư kết cấu được đánh giá là công việc phải chịu nhiều áp lực trong suốt quá trình làm việc. Những áp lực này thường đến từ việc phải đảm bảo tiến độ và kế hoạch dự án đã đặt ra.

Chính vì vậy, bạn cần có khả năng giữ bình tĩnh, luôn cẩn thận, tỉ mỉ để có thể vượt qua được những áp lực lớn trong công việc.

3.7- Kỹ năng ngoại ngữ

Đây gần như là yêu cầu bắt buộc của nhà tuyển dụng và còn là kỹ năng quan trọng giúp bạn thăng tiến cũng như thành công với nghề kỹ sư kết cấu.

Việc thành thạo ngoại ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng nghiên cứu, cập nhật các xu hướng, kiến thức mới. Từ đó, bạn có thể xây dựng bản vẽ kết cấu hiệu quả và phù hợp hơn cho khách hàng, đối tác của mình.

4- Mức lương của kỹ sư kết cấu 

Mức lương hiện tại của kỹ sư kết cấu được xếp vào mức khá cao. Tại Việt Nam, lương của kỹ sư kết cấu vào khoảng 12 – 30 triệu/tháng. Còn tại nước ngoài, mức lương sẽ dao động từ 600 – 750 USD/tháng.

Với những kỹ sư có năng lực và kinh nghiệm làm việc tốt, mức lương còn cao hơn rất nhiều. Bên cạnh lương cứng, họ còn có thể nhận được các khoản thưởng và phụ cấp khác theo quy định của từng công ty.

5- Yêu cầu đối với kỹ sư kết cấu 

Nếu muốn theo đuổi nghề kỹ sư kết cấu, bạn cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

5.1- Trình độ học vấn

Công việc kỹ sư kết cấu đòi hỏi bạn phải có bằng cấp các chuyên ngành về kỹ thuật kết cấu. Nếu không có đủ kiến thức chuyên môn, bạn sẽ không thể đảm nhận vai trò của một kỹ sư kết cấu.

Ngoài ra, vị trí này cũng yêu cầu bạn phải giỏi các kiến thức về toán, lý, có đam mê, năng khiếu về thiết kế công trình và phải có khả năng sáng tạo, yêu thích lĩnh vực xây dựng.

Lương kỹ sư kết cấu
>>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ sư giám sát: Công việc, Kỹ năng, Mức lương

5.2- Kinh nghiệm

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên phải có từ 1 – 5 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương nếu muốn ứng tuyển công việc kỹ sư kết cấu.

Vì vậy, bạn nên chủ động tìm kiếm cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp để tích lũy cho mình những kinh nghiệm làm việc thực tế.

5.3- Kỹ năng

Ngoài kiến thức, kinh nghiệm thì kỹ sư kết cấu còn phải sở hữu các kỹ năng sau:

- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.

- Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng sắp xếp công việc.

- Có khả năng tính toán nhanh chóng, chính xác.

- Sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế, mô phỏng 3D.

- Kiến thức vật lý, toán học.

- Khả năng lập kế hoạch.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chịu được áp lực công việc.

- Biết cách kết nối, duy trì mối quan hệ.

Có thể thấy, kỹ sư kết cấu là công việc phức tạp và có đòi hỏi cao về chuyên môn. Những nỗ lực của kỹ sư kết cấu có tính quyết định lớn đến độ an toàn cũng như chất lượng của công trình. Tuy nhiên, độ khó công việc cao thì mức thu nhập bạn nhận được sẽ càng xứng đáng.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí kỹ sư kết cấu. Từ đó, bạn sẽ có định hướng tốt nhất để nhanh chóng trở thành một kỹ sư giỏi. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: [email protected] / [email protected]
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 12 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.