Lợi nhuận giữ lại là gì? Công thức tính và cách quản lý hiệu quả

Admin
Cùng tìm hiểu lợi nhuận giữ lại là gì cũng như công thức và cách sử dụng lợi nhuận giữ lại hiệu quả đối với doanh nghiệp. Đọc ngay tại đây!

Lợi nhuận giữ lại là một chỉ số kế toán quan trọng giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị cổ phiếu, tái đầu tư và mở rộng kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay khái niệm lợi nhuận giữ lại là gì và cách quản lý lợi nhuận giữ lại hiệu quả. 
>>>> ĐỌC THÊM: Phần mềm 1C:Company Management - Quản trị doanh nghiệp sản xuất

1. Lợi nhuận giữ lại là gì?

Lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings) là số tiền còn lại sau khi nộp thuế, phân chia cổ tức cho các cổ đông và trừ các khoản lỗ từ lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một phần quan trọng của vốn chủ sở hữu vào cuối kỳ kế toán, thường được sử dụng để thanh toán các khoản nợ, chi trả cổ tức cho cổ đông hoặc tái đầu tư để thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp.

Lợi nhuận giữ lại từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, được ghi chép trong mục "Vốn chủ sở hữu" của bảng cân đối kế toán, cụ thể là chỉ số 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Doanh nghiệp cần chú ý sẽ có sự phân biệt rõ ràng giữa lợi nhuận giữ lại từ các năm trước và lợi nhuận giữ lại từ kỳ kinh doanh gần nhất.

lợi nhuận giữ lại là gì
Lợi nhuận giữ lại là số tiền còn lại sau khi nộp thuế, phân chia cổ tức và trừ các khoản lỗ 

2. Công thức tính lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận giữ lại được tính toán theo công thức cơ bản sau đây:

Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ = Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ + Thu nhập ròng (Lỗ ròng) phát sinh trong kỳ - Cổ tức trả trong kỳ

Trong đó: 

  • Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ: Số dư lũy kế lợi nhuận đầu kỳ
  • Thu nhập ròng phát sinh trong kỳ: Số lợi nhuận sau thuế (Lỗ) được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong kỳ đó
  • Cổ tức trả trong kỳ: Phần cổ tức phải chi trả cho các cổ đông góp vốn bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu

Ví dụ: Công ty có lợi nhuận sau thuế trong năm 2024 là 5.000.000 đồng và quyết định trả cổ tức cho cổ đông với tổng giá trị là 2.000.000 đồng. Lợi nhuận giữ lại tích lũy đến hết năm 2023 là 6.000.000 đồng. Để tính lợi nhuận giữ lại tích lũy đến hết năm 2024, nhà quản lý sử dụng công thức sau:

Lợi nhuận giữ lại năm 2024 = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức = 5.000.000 - 2.000.000 = 3.000.000 đồng.

Vậy, lợi nhuận giữ lại tích lũy đến hết năm 2024 là: Lợi nhuận giữ lại tích lũy đến năm 2023 + Lợi nhuận giữ lại năm 2024 = 6.000.000 + 3.000.000 = 9.000.000 đồng.

lợi nhuận giữ lại là gì
Công thức tính lợi nhuận giữ lại bị tác động bởi 3 yếu tố

>>>> ĐỌC THÊM: Profit margin là gì? Cách tính các loại biện lợi nhuận hiện nay

3. Ý nghĩa của lợi nhuận giữ lại đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận giữ lại đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là ý nghĩa của lợi nhuận giữ lại đối với doanh nghiệp:

  • Tái đầu tư: Lợi nhuận giữ lại cung cấp nguồn vốn để đầu tư vào các dự án mới hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận giữ lại để nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm mới, hoặc nghiên cứu phát triển công nghệ.
  • Khắc phục rủi ro và khó khăn tài chính: Lợi nhuận giữ lại giúp doanh nghiệp đối mặt với những thách thức đột ngột, khắc phục rủi ro và vượt qua khó khăn tài chính. Khoản tiền này có thể giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào vay nợ hoặc nguồn vốn bên ngoài.
  • Đảm bảo việc chi trả cổ tức: Đây là nguồn tài chính quan trọng để chi trả cổ tức cho cổ đông. Việc duy trì và tăng cường cổ tức có thể tăng niềm tin của cổ đông, giữ cho cổ phiếu hấp dẫn và thu hút đầu tư.
cách tính lợi nhuận giữ lại
Một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

>>>> ĐỌC THÊM: ROI là gì? Phân biệt chỉ số ROI trong marketing và tài chính 

4. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận giữ lại của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào hiệu suất kinh doanh mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận giữ lại:

4.1 Lợi nhuận giữ lại ban đầu

Số dư lợi nhuận cuối kỳ trước (tích lũy từ các kỳ trước) sẽ chuyển thành số dư đầu kỳ cho kỳ kế toán tiếp theo. Nếu giá trị này là dương, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có lãi trong kỳ trước. Ngược lại, nếu giá trị là âm sẽ chỉ ra rằng doanh nghiệp đã ghi nhận lỗ ròng và có thể đối mặt với khả năng không đủ tiềm lực tài chính để giảm khoản nợ cũng như trả cổ tức cho các cổ đông trong kỳ kế toán trước.

lợi nhuận giữ lại là gì
Giá trị của lợi nhuận giữ lại ban đầu sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận giữ lại

4.2 Thu nhập ròng

Khi doanh nghiệp có lãi ròng, lợi nhuận giữ lại có giá trị dương, tạo cơ hội mở rộng đầu tư và phát triển. Ngược lại, khi ghi nhận lỗ ròng đồng nghĩa với việc lợi nhuận giữ lại có thể giá trị âm. Hậu quả doanh nghiệp có thể đối mặt với khó khăn, làm suy giảm khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn trong các kỳ kế tiếp.

lợi nhuận giữ lại là gì
Thu nhập ròng có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp

4.3 Cổ tức

Doanh nghiệp có thể chi trả cổ tức cho cổ đông thông qua hai phương thức: bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu, cụ thể như sau:

  • Bằng tiền mặt sẽ tác động đến tồn kho tiền mặt của doanh nghiệp, gây giảm lợi nhuận giữ lại.
  • Bằng cổ phiếu không ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp, do đó không tác động đến lợi nhuận giữ lại. Phương thức này giữ nguyên quy mô vốn chủ sở hữu và tăng giá trị trên mỗi cổ phiếu do số lượng cổ phiếu được tăng lên.
lợi nhuận giữ lại là gì
Cổ tức có hai hình thức chi trả chính

>>>> ĐỌC THÊM: Giá trị tài khoản ròng là gì? Phân loại và cách tính đơn giản 

5. Cách quản lý và sử dụng lợi nhuận giữ lại hiệu quả

Quản lý và sử dụng lợi nhuận giữ lại hiệu quả sẽ giúp đảm bảo tài chính ổn định và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững. Dưới đây là một số cách hiệu quả công ty có thể áp dụng:

5.1 Tăng doanh thu giảm chi phí

Một cách đơn giản để gia tăng thu nhập giữ lại là tăng doanh thu, giảm chi phí hay có thể hiểu là tăng thu nhập ròng phát sinh trong kỳ bằng cách mở rộng nhóm đối tượng khách hàng, đưa ra sản phẩm/dịch vụ mới, hoặc thực hiện điều chỉnh giá. Đồng thời đi cùng với đó, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp giảm chi phí bao gồm cắt giảm chi phí quảng cáo, tiền thuê nhà và chi phí nhân sự,... 

cách tính lợi nhuận giữ lại
Bí quyết giúp doanh nghiệp tăng doanh thu thông qua các biện pháp giảm chi phí

5.2 Đầu tư vào tăng trưởng​ bền vững

Đầu tư vào tăng trưởng bền vững là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp không chỉ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn ngắn hạn mà còn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai. Một số cách mà doanh nghiệp có thể đầu tư vào tăng trưởng bền vững như:

  • Quản lý môi trường: Chú trọng vào việc xem xét các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm lượng chất thải, tái chế và sử dụng nguyên liệu tái chế, cũng như đầu tư vào công nghệ xanh để giảm ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Tập trung tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng, an toàn và bền vững để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà không gây hại đến môi trường thông qua hoạt động nghiên cứu và phát triển.
  • Tăng cường trách nhiệm đối với xã hội (CSR): Thực hiện các chiến dịch và chương trình CSR nhằm đóng góp giá trị cho cộng đồng, người dân và môi trường. Đồng thời, đây cũng là cách để doanh nghiệp tăng sự nhận diện hình ảnh và tên tuổi của doanh nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng.
lợi nhuận giữ lại là gì
Tăng trưởng bền vững là “chìa khóa” phát triển cho doanh nghiệp

5.3 Quản lý tốt công nợ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên thiết lập mục tiêu giảm nợ một cách tối đa, vì khoản nợ cao có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và giảm thu nhập giữ lại. Để tối ưu hóa nguồn lực, doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống quản lý tài chính hiệu quả. Điều này bao gồm việc giám sát dòng tiền, duy trì hồ sơ tài chính chính xác và đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu tài chính.

lợi nhuận giữ lại là gì
Quản lý công nợ của doanh nghiệp giúp tăng lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp

5.4 Sử dụng phần mềm quản lý tài chính kế toán​

Phần mềm quản lý tài chính kế toán là một phương tiện hiệu quả để cải thiện quản lý tài chính và đồng thời tăng cường thu nhập giữ lại của doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp tự động hóa các quy trình kế toán, giảm thiểu sai sót, tăng hiệu quả quản lý mà còn hỗ trợ trong việc dự báo tài chính chính xác và quản lý dòng tiền một cách chi tiết.

>>>> ĐỌC THÊM: [Miễn phí] Mẫu file Excel quản lý thu chi công ty chi tiết nhất 2024

6. Phần mềm 1C:Company Management hỗ trợ quản lý kế toán, tài chính hiệu quả

1C:Company Management là giải pháp quản trị doanh nghiệp linh hoạt và có khả năng tùy chỉnh, kết nối mọi khía cạnh của doanh nghiệp trên một nền tảng duy nhất. Phần mềm 1C:Company Management bao gồm các phân hệ Bán hàng, Mua hàng, Sản xuất, Kho, Tài chính và Nhân sự tiền lương,... giúp tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đối với nghiệp vụ quản lý tài chính, 1C:Company Management có các ưu điểm nổi bật sau:

  • Đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kế toán, hỗ trợ chiến lược kế hoạch kinh doanh trong ngắn và dài hạn của doanh nghiệp. 
  • Cung cấp hệ thống báo cáo đa dạng, trực quan theo phân quyền người dùng.
  • Cung cấp báo cáo công nợ phải thu khách hàng theo từng thời hạn.
  • Cung cấp báo cáo bán hàng, vốn bằng tiền,... trực quan. 
lợi nhuận giữ lại là gì
Phần mềm 1C:Company Management quản lý kế toán, tài chính

Lợi nhuận giữ lại đóng vai trò quan trọng trong bức tranh toàn diện của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này của 1C Việt Nam, các thông tin hữu ích về khái niệm "Lợi nhuận giữ lại là gì?" đã được làm rõ. Để tăng hiệu quản lý, doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm 1C:Company Management cung cấp phân hệ quản lý tài chính chuyên nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay 1C Việt Nam để được tư vấn chi tiết. 

>>>> ĐỌC THÊM: 

  • Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ứng dụng chỉ số ROE hiệu quả
  • Ebit là gì? Công thức tính Ebit trong quản trị tài chính doanh nghiệp