Bệnh tăng tiểu cầu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Admin
Khi số lượng tiểu cầu trong máu tăng vượt ngưỡng bình thường thì đó được gọi là bệnh tăng tiểu cầu. Bệnh được phân thành 2 dạng đó là tăng tiểu cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu thứ phát. Vậy nguyên nhân gây bệnh tăng tiểu cầu là gì và làm thế nào để khắc phục các triệu chứng của bệnh? Để tìm hiểu kỹ hơn về các thông tin liên quan tới bệnh lý này, mời bạn đọc hãy cùng MEDLATEC nghiên cứu thêm trong bài viết sau đây.

Khi số lượng tiểu cầu trong máu tăng vượt ngưỡng bình thường thì đó được gọi là bệnh tăng tiểu cầu. Bệnh được phân thành 2 dạng đó là tăng tiểu cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu thứ phát. Vậy nguyên nhân gây bệnh tăng tiểu cầu là gì và làm thế nào để khắc phục các triệu chứng của bệnh? Để tìm hiểu kỹ hơn về các thông tin liên quan tới bệnh lý này, mời bạn đọc hãy cùng MEDLATEC nghiên cứu thêm trong bài viết sau đây.

  • 11/07/2023 | Tiểu cầu tăng trong trường hợp nào? Cách phòng bệnh ra sao?
  • 07/08/2023 | Báo động tiểu cầu giảm còn 90 - nguy cơ biến chứng tiềm tàng
  • 16/08/2023 | Bệnh tiểu cầu thấp có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

1. Bệnh tăng tiểu cầu là do đâu gây nên?

Tiểu cầu là một trong 3 thành phần quan trọng của máu, do tủy xương sản xuất ra và có chức năng chính là tham gia vào quá trình đông cầm máu. Ở điều kiện bình thường tiểu cầu có số lượng từ 150.000 - 450.000 tế bào trong một microlit máu. Khi tiểu cầu của một người bị tăng quá mức 450.000 nêu trên thì người đó được cho là đã mắc bệnh tăng tiểu cầu, hay còn gọi là bệnh tiểu cầu cao hay đa tiểu cầu. Có 2 dạng tăng tiểu cầu chính là tăng tiểu cầu nguyên phát và thứ phát. Nguyên nhân dẫn đến 2 tình trạng này được giải thích như sau:

  • Tăng tiểu cầu nguyên phát: đây là hiện tượng rối loạn máu bắt nguồn từ các vấn đề bệnh lý xảy ra tại tủy xương. Dạng này khá hiếm gặp và vẫn chưa thể xác định được rõ ràng nguyên nhân khiến tủy xương sản xuất dư thừa tiểu cầu. Theo giả thiết của các nhà khoa học thì tăng tiểu cầu nguyên phát có thể là do tác động của đột biến di truyền. 
  • Tăng tiểu cầu thứ phát: xảy ra khi tình trạng này chính là hệ quả của một bệnh lý hay tác nhân nào đó, ví dụ như bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin, sau phẫu thuật (phổ biến nhất là sau phẫu thuật cắt lách), ung thư, bị loãng xương, mắc các bệnh truyền nhiễm, bị viêm, chấn thương hay tác dụng phụ do dùng thuốc,...

Tiểu cầu là một trong 3 thành phần quan trọng của máu, do tủy xương sản xuất ra

Tiểu cầu là một trong 3 thành phần quan trọng của máu, do tủy xương sản xuất ra 

2. Bệnh tăng tiểu cầu có những triệu chứng như thế nào?

Vì tiểu cầu đảm nhiệm vai trò đông cầm máu cho vết thương nên nếu số lượng tế bào này gia tăng thì có thể sẽ hình thành nên những cục máu đông lưu hành trong các lòng mạch máu. Phần lớn những bệnh nhân bị tăng tiểu cầu sẽ ít khi bộc lộ nhiều triệu chứng, tuy nhiên nếu tình trạng này dẫn tới biến chứng tắc mạch ở khu vực nào đó thì bệnh nhân sẽ biểu hiện triệu chứng ngay tại cơ quan bị tắc mạch. Cụ thể như sau:

  • Nếu bị thuyên tắc mạch phổi: bệnh nhân khó thở, ngực đau dữ dội, trụy tim mạch,...;
  • Nếu bị tắc mạch vành: người bệnh dễ bị nhồi máu cơ tim với các biểu hiện như đau ngực (cảm giác đau đè nặng lên ngực, cơn đau lan từ ngực tới bả vai, cánh tay và lan xuống cẳng tay, ngón tay,...). Tắc mạch gây thiếu máu nuôi tim, có thể dẫn đến biến chứng thủng tim do hoại tử cơ tim;
  • Nếu bị tắc mạch máu não: nguy cơ nhồi máu não và có thể nhận diện thông qua các dấu hiệu như nói ngọng, rối loạn cơ tròn (mất tự chủ trong đại tiểu tiện), liệt chi, liệt mặt,...;
  • Nếu bị thuyên tắc mạch chi: bệnh nhân bị đau tức vùng chi ở đoạn bị tắc mạch, nếu không có tuần hoàn bàng hệ thay vùng mạch bị tắc này cung cấp máu cho đoạn chi đó thì có thể gây hoại tử chi;
  • Những trường hợp khác: tắc mạch mạc treo tràng, tắc mạch thận, tắc động mạch mắt,... đều có thể gây ra các triệu chứng, biến chứng tương ứng ở cơ quan tắc mạch.

Tùy thuộc vào vị trí cơ quan bị thuyên tắc mạch do tăng tiểu cầu, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau

Tùy thuộc vào vị trí cơ quan bị thuyên tắc mạch do tăng tiểu cầu, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau

3. Làm thế nào để phát hiện bệnh tăng tiểu cầu?

Nhằm chẩn đoán xem tiểu cầu trong cơ thể có bị tăng cao bất thường hay không, người bệnh nên đi khám để được kiểm tra. Các biện pháp chẩn đoán có thể được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này thường là:

  • Tiến hành xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để xác định số lượng tiểu cầu hiện tại và làm xét nghiệm đông máu;
  • Xét nghiệm tủy đồ hoặc xét nghiệm huyết đồ, siêu âm ổ bụng, siêu âm tim, điện tim, chụp CT (ổ bụng, phổi), soi đáy mắt và chụp động mạch mắt, chụp MRI mạch máu não và sọ não,... để tìm hiểu nguyên nhân gây tăng tiểu cầu cũng như đánh giá mức độ các biến chứng tắc mạch do tình trạng này gây nên;
  • Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý truyền nhiễm (viêm gan B, viêm gan C, HIV,...), xét nghiệm chức năng gan thận, xét nghiệm về kháng thể kháng tiểu cầu và xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư,...

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, nếu bệnh nhân thực sự mắc bệnh tăng tiểu cầu thì bác sĩ sẽ giải thích nguyên nhân và tư vấn biện pháp điều trị thích hợp.

4. Các biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tăng tiểu cầu 

Nếu bệnh nhân bị tăng tiểu cầu thì cần lưu ý những điều dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Tái khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ theo lời dặn của bác sĩ;
  • Từ bỏ các thói quen thiếu lành mạnh như hút thuốc lá, kiểm soát tốt những bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao,... Vì những bệnh lý này có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối lòng mạch;
  • Không dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (ngoại trừ paracetamol) trừ khi có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ chuyên khoa;
  • Cung cấp thông tin về việc đang phải dùng thuốc chống đông máu hay thuốc làm giảm tiểu cầu cho bác sĩ trước khi thực hiện thủ thuật xâm lấn hay phẫu thuật;
  • Theo dõi các dấu hiệu và biến chứng do tăng tiểu cầu trong cơ thể, nhanh chóng tái khám nếu nhận thấy bất kỳ vấn đề gì xảy ra;
  • Xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh để tránh bị thừa cân, béo phì, phòng ngừa nguy cơ tiểu cầu tăng quá cao. Nên bổ sung nhóm thực phẩm rau xanh, ngũ cốc, hoa quả vào khẩu phần ăn hàng ngày;
  • Thường xuyên vận động và tăng cường các hoạt động thể chất như đạp xe, đi bộ, bơi lội,...

Duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tăng tiểu cầu

Duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tăng tiểu cầu

Tăng tiểu cầu là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách, kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. 

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng nghi ngờ bị tăng tiểu cầu thì có thể đi khám tại các phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế của MEDLATEC sẽ giúp bạn chẩn đoán nhanh chóng, chính xác nguyên nhân gây bệnh, đồng thời các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những phương pháp điều trị tối ưu nhất. Quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của MEDLATEC hỗ trợ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn.

Bình luận ()