10 cái kết ấn tượng cho 30 giây kết thúc bài thuyết trình của bạn - PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN HỌC SINH

Đã bao giờ bạn thấy một nguời trình bày bài thuyết trình một cách hùng hồn nhưng lại đưa ra cái kết vô cùng tẻ nhạt y như một chiếc xe đang chạy thì bị hết xăng chưa? Dù bài thuyết trình của bạn có hay đến đâu, một cái kết “nhạt thếch” sẽ khiến hiệu quả của nó bị sụt giảm một cách đáng kể. 

10 cái kết ấn tượng cho 30 giây kết thúc bài thuyết trình của bạn 6

Phần kết luận của bài diễn thuyết là cơ hội cuối cùng để bạn nhấn mạnh tầm quan trọng của thông điệp mà mình muốn truyền tải. Đó cũng là những ấn tượng lâu dài về bạn cũng như công ty trong tâm trí khán giả. 

Vậy làm thế nào bạn có thể khiến khán giả ngồi yên và chú ý cho tới khi bạn kết thúc bài thuyết trình? Một trong những cách phổ biến là tổng kết lại những điểm chính đã nêu trong bài. Mặc dù một số người nghe thường tảng lờ phần tổng kết bởi họ đã nghe những gì bạn vừa nói, bạn vẫn nên đưa ra một bản tóm lược, nhưng đừng chỉ dừng lại ở đó.

Điều khiến bài tuyết trình của bạn trở nên nổi bật là hãy kết thúc nó theo những cách người nghe ít ngờ tới nhất.  Nó có thể khiến họ ngạc nhiên, truyền cảm hứng cho họ hay đơn giản là giúp họ giải trí. Chúng ta đang nói tới một cái kết có sức thuyết phục, được cân nhắc kỹ càng và mạnh mẽ khiến mọi nguời sẽ nhớ mãi.

Dưới đây là một số ý tưởng giúp bạn có thể tạo nên cái kết thực sự hoành tráng cho bài thuyết trình sắp tới.

1. CHIẾU DANH SÁCH CẢM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ GIÚP ĐỠ

Đôi khi, bạn nên cảm ơn mọi nguời một cách công khai tại một sự kiện quan trọng vì đã giúp đỡ bạn chuẩn bị cho bài thuyết trình tuyệt vời của mình.

Để khiến bài thuyết trình cuốn hút hơn, bạn có thể sử dụng tính năng Credits trong Power Point để chiếu danh sách đó lên màn hình và làm hiệu ứng chữ chạy như ở chúng ta thường thấy ở cuối mỗi bộ phim.

2. DÙNG MỘT BỨC TRANH BIẾM HOẠ

Trong bài phát biểu về The Paradox of Choice (Nghịch lý của sự lựa chọn) tại TED, nhà tâm lý học Barry Schwartz đã kết thúc bài thuyết trình của mình bằng một bức tranh biếm hoạ trên tờ The New Yorker với một cái bình cá, trong đó có một con cá bố và một con cá con. Bên dưới bức tranh là lời con cá bố nói với con của mình: “Con có thể trở thành bất cứ thứ gì con muốn – không có giới hạn”.  

10 cái kết ấn tượng cho 30 giây kết thúc bài thuyết trình của bạn 19

Schwartz  đã chỉ ra nghịch lý của bức tranh này. Ông nói “Nếu bạn đập vỡ cái bình cá (tương tự như việc xoá bỏ các giới hạn) thì mọi thứ đều có thể xảy ra, bạn không có tự do, bạn bị tê liệt (như cá không có nước). Vì vậy, mọi người đều cần cho mình một chiếc bể cá ẩn dụ, biết đặt ra những giới hạn phù hợp với bản thân. Sự biến mất của cái bể cá ẩn dụ hay những giới hạn sẽ đem lại sự đau khổ và theo tôi, đó còn là một thảm hoạ.” Đây là một cái kết thông minh kết hợp nhiều yếu tố để thu hút khán giả: hình ảnh thị giác, một chút hài hước và một phép ẩn dụ. Hãy cân nhắc việc thỉnh thoảng kết thúc bài phát biểu của bạn bằng một bức tranh biếm hoạ có liên quan để giải thích cho thông điệp của bạn,

3. ĐẶT RA MỘT CÂU HỎI KHIÊU KHÍCH

Kết thúc bằng một câu hỏi hoặc một câu hỏi tu từ là cách hiệu quả để thu hút sự chú ý bởi vì những câu hỏi có thể kích thích vỏ não của chúng ta. Tác giả Dorothy Leeds giải thích: “Bộ não của con nguời xưa kia hoạt động bởi linh tính. Đó là phần con trong mỗi con nguời. Họ không đặt câu hỏi. Còn mục đích của bộ não con nguời ngày nay là để phát triển và thử thách bộ não cổ xưa đó, và chúng ta làm việc đó bằng cách đặt câu hỏi”. Vào giây phút bạn đặt câu hỏi, người nghe sẽ thường ngay lập tức suy nghĩ tìm câu trả lời. Thậm chí, họ còn suy nghĩ nhiều hơn khi đó là một câu hỏi đầy khiêu khích hoặc khi nó đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống.

CEO – đồng thời là một doanh nhân Ric Elias đã kết thúc bài nói chuyện của mình về “3 điều tôi đã học được khi máy bay của mình bị rơi” với một loạt câu hỏi về cuộc sống, và một câu hỏi đầy khiêu khích được nêu ra ở cuối bài: “Và hơn hết, liệu bạn có phải những bậc phụ huynh tuyệt vời nhất hay không?”

4. SỬ DỤNG MỘT SOUND BITE

Sound bite (một cụm từ hoặc một câu ngắn nhưng thâu tóm toàn bộ nội dung cốt lõi của những điều diễn giả muốn truyền đạt) là một nam châm thu thút sự chú ý. Nó đi sâu tới gốc rễ của thông điệp trung tâm và là một trong những hình thức thu hút được nhiều sự chú ý nhất trong thời đại truyền thông với số lượng từ bị giới hạn như trên twiter.

Hãy xem xét lời cuối cùng trong bài phát biểu nổi tiếng của Steve Jobs tại đại học Stanford “Stay hungry, stay foolish” (tạm dịch: Hãy luôn khao khát, hãy sống dại khờ).

10 cái kết ấn tượng cho 30 giây kết thúc bài thuyết trình của bạn 28

Hãy nghĩ xem bạn có thể cô đọng thông điệp của mình thành những tuyên bố đáng nhớ ra sao. Sau khi đã tạo ra nó, hãy tự hỏi: liệu nó có đáng được tweet/ đăng không? Hơn hết, liệu nó có thể hiện giọng điệu thật của bạn? Liệu nó có cô đọng một cách chính xác về điểm cốt lõi của thông điệp? bạn nên biết rằng, nguời nghe, đặc biệt là những nguời trong giới kinh doanh, thường có khả năng nhanh chóng phát hiện ra liệu diễn giả có đang nỗ lực tạo ấn tượng hay chỉ đơn thuần đưa ra một thông điệp quan trọng.

5. ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC 3 TỪ

Nguyên tắc 3 từ là một trong những quy tắc giúp lời nói của bạn trở nên dễ nhớ nhất. Hãy nghĩ về những câu tuyên ngôn như: “Quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc” hay những slogan 3 chữ như “Just do it” của hãng giày thể thao Nike chẳng hạn. Dưới đây là một vài ví dụ về việc các diễn giả nên sử dụng quy tắc này như thế nào.

Dianna Cohen, nhà đồng sáng lập của Plastic Pollution Coalition đã kết thúc bài phát biểu về việc nhựa có thể gây hại đến môi trường như thế nào bằng lời tuyên bố với 3 yếu tố: Bằng việc sử dụng các sản phẩm thay thế cho nhựa, chúng ta có thể bảo vệ đại dương, cứu hành tinh và cứu chính mình”

Alan Siegel – một cố vấn nhận diện thương hiệu cũng sử dụng quy tắc này để kết thúc bài phát biểu về việc nên đơn giản hoá ngôn ngữ trong pháp luật : “Làm thế nào chúng ta có thể thay đổi thế giới?” – “Bằng cách khiến sự rõ ràng , tính minh bạch và sự đơn giản trở thành những điều được ưu tiên tại mỗi quốc gia”

6. THỂ HIỆN MỘT CHÚT KHIÊM NHƯỜNG

Trong một thế giới mà tất cả mọi người luôn cố “khoe” về những thành tựu và ý kiến của mình thì những người có cách thể hiện khiêm tốn sẽ toả sáng.

Siêu mẫu Cameron Russell đã kết thúc cuộc nói chuyện của cô tại TED bằng câu nói: "Nếu có một cái kết cho bài phát biểu này, tôi hy vọng đó là việc tất cả chúng ta đều cảm thấy thoải mái khi thừa nhận sức mạnh của hình ảnh trong việc nhận thức về những thành công và thất bại của bản thân" . Hãy so sánh câu nói trên với một câu khác có phần "thể hiện" hơn và bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt: "Như tôi đã chứng minh cho bạn thấy, hình ảnh đóng một vai trò mạnh mẽ trong nhận thức của chúng ta về những thành công và thất bại mà mình nhận được."

7. DÙNG MỘT CHIẾC ĐỒNG HỒ ĐANG CHẠY HOẶC ĐẾM NGƯỢC

10 cái kết ấn tượng cho 30 giây kết thúc bài thuyết trình của bạn 39

Giám đốc Tiếp thị và quảng cáo Dietmar Dahmen đã kết thúc bài diễn thuyết Create Your Own Change với một chiếc đông hồ đếm ngược trên màn hình trong khi ông đưa ra lời kết. "Người dùng nắm quyền quyết định nên hãy ngừng việc chờ đợi và hãy bắt tay vào hành động. Và bạn phải làm điều đó ngay bây giờ vì thời gian đang dần hết.”  Nếu bạn đang đưa ra một thông điệp liên quan đến các vấn đề nhạy cảm về thời gian, và bạn muốn thúc giục người nghe của bạn hành động một cách nhanh chóng thì bạn có thể chiếu một slide với hình một chiếc đồng hồ đang chạy hoặc đồng hồ đếm ngược để tăng thêm sức lôi cuốn cho tuyên bố cuối cùng của bạn.

8. SỬ DỤNG MỘT HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG VỀ THỊ GIÁC

Trong bài phát biểu về sức mạnh của Video - In The Power of Video, Tiến sĩ Michio Kaku, một nhà vật lý lý thuyết, nói rằng một lượng lớn năng lượng não bộ của chúng ta được dành cho việc xử lý các hình ảnh trực quan. "Đó là cách chúng ta giao tiếp, đó là cách chúng ta chia sẻ thông tin", Kaku nói. "Bằng những hình ảnh, tranh vẽ, video, chúng ta có thể hiểu được cả vũ trụ." Hãy sử dụng sức mạnh này bằng cách kết thúc bài thuyết trình của bạn với một hình ảnh đầy ấn tượng và có liên quan đến thông điệp của bạn.  Các hình ảnh sẽ trở thành một ẩn dụ trực quan khiến thông điệp in sâu trong tâm chí khán giả.

9. QUAY TRỞ VỀ LỜI MỞ ĐẦU CỦA BẠN

Một lời khuyên thường thấy về việc kết thúc một bài phát biểu là hãy gợi nhớ về đoạn mở đầu của bạn. Ví dụ, hãy nhắc đến những gì bạn đã sử dụng khi bắt đầu bài thuyết trình của mình. Đó có thể là cái kết của câu chuyện mà bạn đã nhắc đến hoặc câu trả lời cho câu hỏi bạn đặt ra ở đầu bài phát biểu. Nó cũng có thể là một sự tái khẳng định các đề mục bạn đã trình bày hoặc tiêu đề của hội nghị mà bạn đang tham gia.

10. THÊM MỘT ĐIỀU NỮA

Steve Jobs thường kết thúc các bài thuyết trình của mình với "một điều nữa." Bạn có thể sử dụng chiến thuật tương tự để tăng thêm sự phong phú cho bài thuyết trình của bạn khi tổng kết nó. Điều này giống như quả cherry được bổ sung trên ly kem sundae. Nó khiến khán giả hứng thú hơn và kiên trì lắng nghe cho tới những phút cuối cùng